Xà phòng bắt đầu có từ khi nào?
Có nhiều truyền thuyết khác nhau xung quanh nguồn gốc của xà phòng.
Theo truyền thuyết La Mã, xà phòng (Soap) được đặt theo tên của núi Sapo, một địa danh cổ xưa nơi người ta thực hiện nghi lễ hiến tế động vật. Sau một nghi lễ hiến tế động vật, mưa làm rửa trôi mỡ và tro củi dưới bàn thờ nghi lễ xuống bờ sông Tiber. Những phụ nữ giặt giũ quần áo trên sông nhận thấy nếu họ giặt quần áo tại một số nơi nhất định trên sông sau mỗi cơn mưa to, thì quần áo sạch hơn rất nhiều. Điều này được lý giải là, tro củi chứa kiềm, sau khi kết hợp với chất béo của mỡ động vật gặp nước mưa gây ra phản ứng xà phòng hóa, tạo ra xà phòng. Đó chính là nguồn gốc xuất hiện của xà phòng.
Một chất liệu giống như xà phòng trong các trụ đất sét được tìm thấy trong quá trình khai quật thành cổ đại Babylon là bằng chứng cho thấy việc sản xuất xà phòng được biết đến từ 2800 năm trước công nguyên. Chữ khắc trên các trụ đất sét mô tả rằng chất béo được nấu cùng tro củi, một phương pháp làm xà phòng.
Những miêu tả trong Kinh thánh cho biết: người Do Thái biết cách trộn tro than với dầu để tạo ra một loại gel dùng cho tóc. Xà phòng được nhắc đến trong Kinh thánh hai lần, nhưng đều được thống nhất rằng từ “borith” trong tiếng Do Thái, dịch ra là xà phòng, là thuật ngữ nói chung cho các chất tẩy rửa làm sạch.
Vào thế kỷ thứ hai, sau công nguyên, các thầy thuốc Hy Lạp đề nghị dùng xà phòng cho hai mục đích là chữa bệnh và làm vệ sinh.
Mãi cho đến thế kỷ thứ 7, thợ làm xà phòng bắt đầu xuất hiện tại Tây Ban Nha và Ý, nơi người ta làm xà phòng từ mỡ dê và tro than gỗ sồi. Cùng thời kỳ đó, người Pháp sử dụng dầu Olive để làm xà phòng. Cuối cùng nước hoa được biết đến, và bắt đầu xuất hiện các loại xà phòng chuyên dùng cho tắm, gội, cạo râu, giặt giũ.
Đến thế kỷ 18, việc tắm rửa được đi vào trào lưu. Năm 1791, nhà hóa học người Pháp Nicolas Leblanc khám phá cách chiết xuất soda từ muối thường. Khoảng thời gian này, Louis Pasteur đã tuyên bố rằng vệ sinh cá nhân tốt sẽ làm giảm sự lây lan của bệnh tật.
Đến đầu thế kỷ 19, sản xuất xà phòng là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Nông dân Mỹ làm xà phòng tự chế, sử dụng một quy trình có từ thời thuộc địa. Họ tích trữ tro củi tận dụng sau khi đun nấu trong nhiều tháng. Khi nào đủ chất béo còn dư thừa sau mỗi lần mổ lợn, họ sẽ làm xà phòng.
Trong thế chiến lần thứ nhất, các cuộc chiến dẫn đến làm gia tăng nhu cầu chất tẩy rửa, làm sạch. Tuy nhiên, cũng từ đó nguyên liệu cần thiết để làm xà phòng trở nên khan hiếm. Các nhà khoa học Đức đã tạo ra được một dạng “xà phòng” mới được làm từ các chất tổng hợp, ngày nay chúng được biết đến với cái tên chất tẩy rửa. Hầu hết chất tẩy rửa đều được sản xuất từ dầu mỏ.
Năm 1952 - giai đoạn đầu hậu chiến Nhật Bản, do phương tiện vệ sinh nghèo nàn đã dẫn đến tình trạng báo động về ngộ độc thực phẩm và bệnh kiết lỵ. Nhận ra nhu cầu của việc vệ sinh để giữ cho tay sạch, Ông Shota Saraya đã thành lập công ty để thay thế bánh xà bông đặt ở các bồn rửa tay công cộng bằng loại xà bông chống nhiễm khuẩn dạng lỏng làm từ nguyên liệu tự nhiên dùng kèm với các máy bơm xà bông.
Wash Bon là thương hiệu được phát triển bởi SARAYA Co., Ltd. - Công ty đứng đầu thị trường Nhật Bản và nổi tiếng trên thế giới về các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc sức khỏe với gần 70 năm kinh nghiệm.
Luôn hướng tới và tạo ra những sản phẩm theo cách an toàn và tự nhiên nhất, xà phòng rửa tay thảo mộc Wash Bon chứa chất hoạt động sinh học Sophorolipid (SOFORO) giúp làm sạch hoàn toàn tự nhiên. Sophorolipid (SOFORO) được tạo nên từ quá trình lên men dầu cọ và đường.
Sản phẩm nói không với các phụ gia tổng hợp như chất tạo bọt, hương liệu, phẩm màu, cồn, chất bảo quản... giúp loại bỏ tối đa các tác nhân gây dị ứng.
Hãy lựa chọn xà phòng rửa tay thảo mộc Wash Bon ngay hôm nay để bảo vệ đôi tay của cả gia đình bạn nhé!